THỦ TỤC NHẬP KHẨU VẬN THĂNG LỒNG, CẨU THÁP TRONG XÂY DỰNG 2018
Trong các công trình hiện nay, dể thấy nhất khi các tòa nhà cao tầng được xây dựng chúng ta luôn bắt gặp 2 thiết bị này phục vụ cho việc thi công.Vậy việc nhập thủ tục nhập khẩu vận thăng lồng, cẩu tháp hay còn gọi là cẩu trục tháp thường được các công ty tại Việc Nam nhập khẩu từ các thị trường nào? Cần các loại giấy tờ nào khi nhập khẩu? Và thủ tục, thuế nhập khẩu ra sao?
Đến với bài viết này mình sẽ giúp các bạn trả lời các câu hỏi trên một các dể dàng vì mình giúp một số công ty nhập về thành công rồi nên muốn chia sẽ với mọi người hihi…
1/ Thị trường cẩu tháp, vận thăng lồng được các doanh nghiệp VN ưa chuộng:
Mình xin trả lời vấn đề thức nhất là các công ty tại Việt Nam thường nhập cẩu tháp và vận thăng lồng nhiều nhất từ 2 thị trường lớn là Trung Quốc và Đức, các khách hàng của mình thường nhập từ 2 thị trường này vì giá cả tốt và chất lượng ok hehe.
2/ Chứng từ nhập khẩu cẩu tháp, vận thăng lồng:
Vấn đề thứ hai là cẩu tháp và vận thăng lồng nhập khẩu về thì cần các loại giấy tờ gì? Giấy tờ cần thiết để nhập khẩu các mặt hàng này thì cũng tương tự như bộ chứng từ khi nhập khẩu các mặt hàng thông thường khác (riêng hàng cẩu tháp thì cần thêm giấy chứng nhận chất lượng hàng nhập khẩu), gồm:
- Tờ khai hàng nhập khẩu.
- Vận đơn (Bill of lading).
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice).
- Danh sách đóng gói (Packing list).
- Hợp đồng thương mại (Sale contract).
- Chứng thư: Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu – đạt yêu cầu nhập khẩu (Vận thăng lồng).
- Các chứng từ khác nếu có (C/O, Catalog,…)
Chứng từ chỉ có bao nhiêu đó thôi, đơn giản qua phải không nào :))
3/ Còn câu hỏi cuối cùng là thủ tục và thuế nhập khẩu các thiết bị này như thế nào?
Các thiết bị này không thuộc diện cấm nhập khẩu hay xuất khẩu và cũng không cần phải xin giấy phép nhập khẩu tự động gì cả.
a/ Để nhập khẩu các mặt cẩu tháp:
Bạn nên tham khảo thông tư số 03/2010/TT – BLĐTBXH quy định về việc nhập khẩu tháp cẩu bắt buộc phải kiểm tra chất lượng nhà nước trước khi thông quan – kiểm tra an toàn lao động. Khó là ở khâu này đấy các bạn ạ @@
Đối với việc làm thủ tục nhập khẩu ch
o mặt hàng này khó khăn nhất là nằm ở khâu lấy chứng thư, vì trước khi làm thủ tục nhập khẩu thì phải làm một số thủ tục để có chứng thư hoặc ít nhất phải có giấy đăng ký để làm công văn xin tạm giải tỏa hàng về kho bảo quản, chờ có chứng thư thì mới có thể thông quan lô hàng được.
Hồ sơ thực hiện đăng kiểm an toàn lao động gồm: Mẫu giấy đăng ký kiểm tra chất lượng theo thông tư số 03/2010/TT – BLĐTBXH, Hợp đồng, Bill of lading, Invoice, Packing list, tờ khai, có thể cung cấp thêm C/O, C/Q (nếu có) và nộp tại Trung tâm 02 (TT2). Sau khi kiểm tra hàng thực tế hàng đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của Việt Nam quy định thì 2 ngày là có chứng thư. Vậy là có thể thông quan lô hàng rồi hihi.
Về mã HS Code của hàng cẩu tháp (cần trục tháp) có thể phân theo loại mã là 8426200000, thuế suất thuế nhập khẩu là 0%, thuế VAT là 10%, tùy trường hợp mà có thể áp dụng giấy chứng nhận xuất xứ hay không nhé.
b/ Đối với mặt hàng vận thăng lồng hay còn gọi là tời nâng kiểu thùng:
Thì bạn không cần kiểm tra chất lượng trước khi nhập khẩu.
Mặt hàng này nó sẽ được áp vào mã bộ phận, nhưng nếu bạn nhập khẩu về mà có đi kèm theo máy vận thăng lồng tức là nhập nguyên bộ thì bắt buộc bạn phải đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu theo thông tư số 03/2010/TT – BLĐTBXH quy định.
- Nếu các mặt hàng mà công ty bạn nhập về là bộ phận của tời nâng kiểu thùng thì sẽ được phân vào chương 84, nhóm 8430 “Các bộ phận chỉ sử dụng hoặc chủ yếu sử dụng cho các loại máy móc thuộc nhóm từ 8425 đến 8430“.
- Nếu không phải là bộ phận của tời nâng kiểu thùng sẽ được phân vào nhóm khác, chương khác và chịu mức thuế nhập khẩu là 0% (áp dụng cho C/O các nước thành viên).
Bài viết trên mang tính chất chia sẽ kinh nghiệm, mong các bạn đóng góm thêm. Nếu vẫn còn vướng mắt các bạn có thể liên hệ với mình để được tư vấn và hướng dẫn nhé.