BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
——-
Số: 4609/TCHQ-TXNK
V/v: Phân biệt “cầu trục” và “cần trục”
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Hà Nội, ngày 06 tháng 08 năm 2018
Kính gửi:
– Bộ Công Thương (Cục Công nghiệp);
– Bộ Giao thông vận tải (Cục Đăng kiểm Việt nam).
Trong quá trình thực hiện phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, Tổng cục Hải quan có vướng mắc phân loại đối với mặt hàng có tên khai báo “cầu trục” do Công ty cổ Phần XNK Máy móc và dịch vụ Thương mại Tổng hợp Đại An (Công ty) nhập khẩu ở dạng chưa lắp ráp, tháo rời thành 02 chuyến trong năm 2017. Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1. Theo Chứng thư giám định tính đồng bộ bổ sung số 17C02HQ04500-01 ngày 03/08/2017 của Vinacontrol và hình ảnh tài liệu kỹ thuật thì mặt hàng nêu trên ở dạng hoàn chỉnh hoặc hoàn thiện có đặc điểm: Cầu trục lắp trong nhà xưởng, hiệu Bang Kransysteme, sức nâng 140 tấn, có khung nâng lắp với tời nâng di động trên 2 dầm ngang được đặt trên đường ray trên 2 bức tường song song có phạm vi hoạt động trên đường ray cầu trục dài 82 mét.
2. Theo TCVN 8242-1:2009 (ISO 4306-1:2007) Cần trục -Từ vựng. Phần 1: Quy định chung, thuật ngữ “cần trục” và “cầu trục” được định nghĩa như sau:
– “Cần trục (Crane) ” là Máy làm việc theo chu kỳ, dùng để nâng và dịch chuyển trong không gian tải trọng được treo bởi móc treo hoặc bằng thiết bị mang tải khác.

CẦN TRỤC (CRANE)
– “Cầu trục (bridge crane/overhead travelling crane)” là Cần trục có kết cấu chịu lực của dầm cầu tựa trực tiếp trên đường ray bằng các cụm bánh xe di chuyển.
CẦU TRỤC (BRIDGE CRANE)
3. Theo Chú giải HS, mặt hàng “Bridge cranes” và “Overhead travelling cranes” có mô tả như sau:
– “Bridge cranes, which consist of a powerful lifting unit suspended from a heavy cross beam or “bridge”, the whole moving on wide gauge rails. Similar bridge cranes used in nuclear reactors for changing or extracting the fuel elements are also classified here”. Tạm dịch là: Cầu trục, bao gồm một khối cung cấp lực nâng được treo từ các cấu trúc xà ngang hoặc “cầu”, cả khối di chuyển trên ray khoảng rộng. Các loại cầu trục tương tự được sử dụng trong lò phản ứng hạt nhân để đưa vào hoặc lấy ra các thành nhiên liệu cũng được phân loại ở đây.
– “Overhead travelling cranes in which the beam itself runs on rails fixed on walls or on suitable supporting metal structures”. Tạm dịch là: Cần trục di chuyển bên trên mà trong đó bản thân khung tự nó chạy trên đường ray cố định trên tường hoặc trên các cấu trúc bằng kim loại thích hợp.
4. Trên cơ sở các nội dung trên, Tổng cục Hải quan nhận thấy theo TCVN thì “Bridge crane” và “Overhead travelling crane” có chung tên gọi là “cầu trục”, có chung 1 đặc điểm mô tả. Trong khi đó, Chú giải HS (nêu tại điểm 3) chưa đủ chi tiết để phân biệt sự khác nhau giữa “Bridge crane” và “Overhead travelling crane” do vẫn có điểm khá tương đồng trong mô tả hai mặt hàng này.
Do vậy, để có cơ sở hướng dẫn Công ty phân loại hàng hóa nhập khẩu chính xác, Tổng cục Hải quan đề nghị các đơn vị có ý kiến về các nội dung sau:
– Đặc điểm để phân biệt mặt hàng “Bridge crane” và “Overhead travelling crane”.
– Đặc điểm mặt hàng nhập khẩu (nêu tại điểm 1) phù hợp được xác định là “Bridge crane” hay “Overhead travelling crane”.
(Tài liệu gửi kèm gồm: Tài liệu kỹ thuật mặt hàng, Chứng thư giám định số 17C02HQ04500-01. Chi tiết xin liên hệ đ/c Nguyễn Giáng My, Cục Thuế XNK, điện thoại 02439440833, số máy lẻ 8576).
Ý kiến tham gia xin gửi về Tổng cục Hải quan (Cục Thuế XNK) trước 14/8/2018.
Tổng cục Hải quan trân trọng cảm ơn sự phối hợp, cộng tác của các đơn vị./.
Nguồn: Thư viện pháp luật

Truy cập Fanpage THỦ TỤC HẢI QUAN VINA để cập nhật các thông tin mới nhất về xuất nhập khẩu:

KHÔI – A.N.T Shipping

ĐT: 0888 129 121 (zalo)

Email: graylogisticshcm@gmail.com

Liên Quan:
Similar Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *