THỦ TỤC NHẬP KHẨU MÁY PHÁT ĐIỆN
Máy phát điện được nhập khẩu về nhiều thường vào mùa nắng nóng. Các mặt hàng máy phát điện được nhiều người ưa chuộn thừng nhập từ các thị trường Hyundai (Hàn Quốc), Mitsubishi (Nhật Bản), Cummins (Mỹ), Perkins (Châu Âu), Yang Dong (Trung Quốc),… các thương hiệu máy phát điện nhập khẩu đều có chất lượng tốt, ưu điểm khác nhau phần lớn đều tùy thuộc vào điều kiện của nhà sản xuất và giá thành. Vậy việc làm thủ tục nhập khẩu máy phát điện như thế nào? Cần quan tâm vấn đề gì? có phải làm thủ tục kiểm tra chất lượng và dán nhãn năng lượng không?
Nay mình sẽ chia sẽ cho các bạn về kinh nghiệp của mình nhằm giúp các bạn giải quyết các vấn đề trên hehe…
1/ Theo 11039/QĐ-BCT ngày 03/12/2014 của Bộ Công Thương Máy Phát Điện Động Cơ Diesel nhập khẩu kiểm tra chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật trước khi thông quan thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương:
Hồ sơ để thực hiện thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu gồm:
- Giấy đăng ký kiểm tra Nhà Nước,
- Tờ khai,
- Hợp Đồng,
- Hóa Đơn,
- Vận đơn,
- Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), C/Q (nếu có).
2/ THỦ TỤC KHAI BÁO HẢI QUAN
Hồ sơ gồm:
- Vận tải đơn ( Bill )
- Hóa đơn thương mại
- Tờ khai trị giá ( Invoice )
- Phiếu đóng gói ( packing list)
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), C/Q (nếu có).
- Tài liệu kỹ thuật (nếu có).
3/ Ban nên quan tâm về loại máy và công suất để áp mã HS cho chính xác:
Các loại máy phát điện:
Đối với các tổ máy phát điện bằng khí đốt, sử dụng công nghệ tua-bin khí chu trình đơn, hiệu suất tổ tua-bin khí (điều kiện ISO) không thấp hơn:
- Tổ máy có công suất định mức ≥ 100MW và < 150MW: 33%
- Tổ máy có công suất định mức ≥ 150MW và < 200MW: 34%
- Tổ máy có công suất định mức ≥ 200MW và < 300MW: 37%
- Tổ máy có công suất định mức ≥ 300MW: 39%
Đối với các tổ máy phát điện bằng khí đốt, sử dụng công nghệ tua-bin khí chu trình kết hợp, hiệu suất của cụm tua-bin khí chu trình kết hợp (điều kiện ISO) theo công suất đơn vị của tổ tua-bin khí đơn, không thấp hơn:
- Tổ máy có công suất định mức ≥ 100MW và < 150MW: 49,5%
- Tổ máy có công suất định mức ≥ 150MW và < 200MW: 51,0%
- Tổ máy có công suất định mức ≥ 200MW và < 300MW: 55,5%
- Tổ máy có công suất định mức ≥ 300MW: 58,5%
4/ Mã HS code và thuế NK, thuế VAT của mặt hàng máy phát điện:
Các bạn tham khảo chương 8501 – Động cơ điện và máy phát điện; chương 8502 – Tổ máy phát điện và máy biến đổi điện quay để tra cứu chính xác thuế NK và VAT của nhe.
Nhóm 8501 – Động cơ và máy phát điện, loại trừ các tổ máy phát điện.
- 8501.10 – Động cơ có công suất không quá 37,5 z.
- 8510.20 – Động cơ vạn năng có công suất quá 37,5 z.
Động cơ một chiều khác, máy phát điện một chiều.
- 8501.31 – Động cơ có công suất không quá 750 z.
- 8501.32 – Động cơ có công suất quá 750 z nhưng không quá 75 Kz.
- 8501.33 – Động cơ có công suất quá 750 z nhưng không quá 375 Kz.
- 8501.34 – Động cơ có công suất vượt quá 375 Kz.
- 8501.40 – Động cơ điện khác xoay chiều, một pha.
Động cơ điện khác xoay chiều, đa pha.
- 8501.51 – Động cơ có công suất không quá 750 z.
- 8501.52 – Động cơ có công suất trên 750 z nhưng không quá 75 Kz.
- 8501.53 – Động cơ có công suất quá 75 Kz.
Các máy phát điện xoay chiều,(máy giao điện).
- 8501.61 – Động cơ có công suất không quá 75 KVA.
- 8501.62 – Động cơ có công suất quá 75 KVA nhưng không vượt quá 375 KVA.
Nhóm 8502 – Tổ máy phát điện với động cơ đốt trong kiểu piston đốt cháy bằng sức nén (động cơ diesel hoặc bán diesel):
- 85021100 – – Công suất không quá 75 kVA
- 850212 – – Công suất trên 75 kVA nhưng không quá 375 kVA:
- 85021210 – – – Công suất không quá 125 kVA
- 85021220 – – – Công suất trên 125 kVA
- 850213 – – Công suất trên 375 kVA:
- 85021310 – – – Công suất từ 12.500 kVA (10.000 kW) trở lên
- 5021390 – – – Loại khác
- 850220 – Tổ máy phát điện với động cơ đốt trong kiểu piston đốt cháy bằng tia lửa điện: 85022010 – – Công suất không quá 75 kVA
- 85022020 – – Công suất trên 75 kVA nhưng không quá 100 kVA
- 85022030 – – Công suất trên 100 kVA nhưng không quá 10.000 kVA
Công suất trên 10.000 kVA:
- 85022041 – – – Công suất từ 12.500 kVA (10.000 kW) trở lên
- 85022049 – – – Loại khác
Tổ máy phát điện khác:
- 850231 – – Chạy bằng sức gió:
- 85023110 – – – Công suất không quá 10.000 kVA
- 85023120 – – – Công suất trên 10.000 kVA
- 850239 – – Loại khác:
- 85023910 – – – Công suất không quá 10 kVA
- 85023920 – – – Công suất trên 10 kVA nhưng không quá 10.000 kVA
Công suất trên 10.000 kVA:
- 85023931 – – – – Công suất từ 12.500 kVA (10.000 kW) trở lên
- 85023939 – – – – Loại khác
- 85024000 – Máy biến đổi điện quay.
5/ Măt hàng máy phát điện có cần phải dán nhãn năng lượng khi làm thủ tục hải quan hay không?
Việc dán nhãn năng lượng được quy định tại Điều 1 Quyết định 51/2011/QĐ-TTg ngày 12/09/2011 của Thủ tướng Chính phủ . Tuy nhiên, tại công văn số 1786/TCHQ-GSQL ngày 11/3/2016 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn như sau: “1. The
o quy định tại Điều 39 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: “Phương tiện, thiết bị thuộc Danh Mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng phải được dán nhãn trước khi đưa ra thị trường”. Nội dung này chỉ quy định việc thực hiện trước khi đưa ra thị trường, đưa ra lưu thông, không quy định việc trước khi thông quan. Ngoài ra, trên cơ sở thống nhất với Tổng cục Năng lượng tại công văn số 1458/TCNL-KHCN ngày 30/10/2013, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 6772/TCHQ-GSQLhướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố không yêu cầu người khai hải quan phải nộp các chứng từ liên quan đến Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng khi làm thủ tục hải quan.
o quy định tại Điều 39 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: “Phương tiện, thiết bị thuộc Danh Mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng phải được dán nhãn trước khi đưa ra thị trường”. Nội dung này chỉ quy định việc thực hiện trước khi đưa ra thị trường, đưa ra lưu thông, không quy định việc trước khi thông quan. Ngoài ra, trên cơ sở thống nhất với Tổng cục Năng lượng tại công văn số 1458/TCNL-KHCN ngày 30/10/2013, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 6772/TCHQ-GSQLhướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố không yêu cầu người khai hải quan phải nộp các chứng từ liên quan đến Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng khi làm thủ tục hải quan.
==> Do đó, hàng hóa trong quá trình nhập khẩu không phải thực hiện việc dán nhãn năng lượng, cơ quan hải quan chỉ quản lý việc áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu đối với các phương tiện, thiết bị nhập khẩu. Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo các Chi cục Hải quan trực thuộc căn cứ trên Phiếu thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu được cấp bởi Phòng thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định để thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp.”
Chia sẽ trên đây nhằm giúp các bạn nắm rõ việc nhập khẩu mặt hàng máy phát điện, nếu còn vướn mắc các vấn đề nào các bạn hảy gọi cho mình để được tư vấn cụ thể hơn nhé. hehe…
Truy cập Fanpage và Group facebook XUẤT NHẬP KHẨU HCM để cập nhật các thông tin mới nhất về xuất nhập khẩu:
Nguồn Mr. Khắc A.N.T Shipping
Liên hệ:
Skype: khac5579
SĐT: 0949 63 53 89
Email: sales4@antshipping.com.vn
Where there is a will, there is a way.!!!