THỦ TỤC NHẬP KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI
Hiện tại thì việc nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thức ăn gia cầm, thức săn thủy sản ở Việt Nam chủ yếu từ các thị trường chính như: Argentina, Brazil, Trung Quốc, Italia, Canada… nguyên nhân là do nguồn hàng từ các thị trường này có giá cả cạnh tranh hơn nguồn hàng trong nước, chất lượng ổn định đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
Để nhập khẩu được mặt hàng này bạn cần phải tham khảo 2 thông tư sau:
– Thông tư 26/2012/TT BNNPTNT thông tư này quy định rõ ràng về các loại thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu, công ty được phép lưu hành tại thị trường Việt Nam.
– Thông tư 66/2011/TT BNNPTNT nếu không có tên công ty ở nước ngoài được phép nhập khẩu vào Việt Nam (thưc ăn chăn nuôi không năm trong danh mục lưu hàng tại Việt Nam).
Hôm nay, mình xin chia sẽ với các bạn về việc nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi đã nằm trong danh mục lưu thông tại thị trường Việt Nam. Vậy khi nhập khẩu thức ăn chăn nuôi (có nguồn gốc từ động vật, thực vật) hay nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản (bột cá, bột xương thịt, bột huyết) sẽ làm thủ tục như thế nào và cần quan tâm đến vấn đề gì??
1. Thứ nhất là bạn cần phải xin phép kiểm dịch tại cục Thú Y (Hà Nội), khi xin được rồi thì mình sẽ cho hàng về cảng, khi hàng về đến cảng thì ta tiến hành đăng ký kiểm dịch và đăng ký kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi hoặc nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. (nói chung để nhập khẩu hàng về ta cần làm 3 bước: xin phép kiểm dịch, đăng ký kiểm dịch và đăng ký kiểm tra chất lượng).
2. Thứ hai khi bạn đã biết được các bước để nhập hàng về rồi thì hồ sơ mình cần là gì?
+ Hồ sơ xin kiểm dịch ở cục Thú Y ở Hà Nội: Đơn xin kiểm dịch, mẫu healthy và Giấy Phép Đăng Ký Kinh Doanh.
Hàng về đến cảng thì mình sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng theo TT26 nói trên: Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng (03 bản) theo mẫu tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này và Bảng sao chứng thực các giấy tờ ( Hợp đồng mua bán, Packing list, Invoice, Phiếu kết qua phân tích chất lượng của nước xuất xứ cấp cho lô hàng – Certificate of Analysis). Tất cả hồ sơ nộp qua hệ thống 1 cửa quốc gia, upload thông tin qua Token truyền Hải Quan.
+ Hồ sơ Hải Quan gồm: Invoice, Packing list, tờ khai Hải Quan điện tử, Bill tàu, chứng nhận xuất xứ nước xuất khẩu (C/O – Certificate of Origin) nộp đầy đủ cho Hải Quan là xong. :))
Thời gian có kết qua kiểm nghiệm khoản 3 – 4 ngàysẽ có chứng thưsau đoa bạn cần chứng thư lên Hải Quan để được đóng dấu thông quan.
Ngoài thủ tục nhập khẩu vấn đề bạn cần quan tâm đến là thuế nhập khẩu cho thức ăn chăn nuôi hay nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản. Thuế Nhập khẩu cho mặt hàng này là 0% và 5% Thuế VAT.
Vậy là xong vấn đề nhập khẩu hàng thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi có trong danh mục được phép lưu hàng tại Việt Nam. Bài thiếp theo mình sẽ chi sẽ về thủ tục đối với nhập khẩu mặt hàng này mà không nằm trong Danh mục.
Sharing and Giving!!!
CHÚC CÁC QUÝ DOANH NGHIỆP LUÔN THÀNH CÔNG VÀ VỮNG MẠNH !
Theo dõi fanpage và group THỦ TỤC HẢI QUAN VINA để cập nhật thêm các thông tin mới nhất về xuất nhập khẩu nhé (luôn cập nhật các thông tư, công văn, nghị định mới liên tục):
Nguồn: Khôi – A.N.T Shipping
ĐT: 0888129121 (zalo)
Mail: graylogisticshcm@gmail.com